Home / FAQ về xe tải / Kỹ thuật sinh tử lái xe tải khi mất phanh ?

Kỹ thuật sinh tử lái xe tải khi mất phanh ?

faq-ky-thuat-sinh-tu-khi-lai-xe-tai-mat-phanh

Hiện tượng mất phanh xe tải rất ít khi xảy ra, nhưng hiện tượng này có thể xảy ra với bất cứ xe nào. Trọng lượng và tốc độ của xe tải ảnh hưởng rất lớn đến lực phanh của hệ thống phanh. Trọng lượng càng lớn, tốc độ càng cao thì quãng đường phanh càng lớn.

Trong đó, những xe vận hành đường dài, đường đèo dốc sẽ dễ bị mất phanh hơn vì người lái xe hay phải sử dụng phanh nhiều hơn. Có rất nhiều lý do gây ra hiện tượng “mất phanh” nhưng lý do chính là hệ thống phanh trên xe tải không đạt tiêu chuẩn an toàn do không được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, má phanh có thể bị mòn nhiều, bị trơ, thiếu dầu phanh, hệ thống đường ống dầu phanh bị dò rỉ… Do đó để đảm bảo an toàn hãy kiểm tra bảo dưỡng xe tải thường xuyên và kiểm tra xe trước mỗi hành trình.

Ngoài ra, cách các bác tài sử dụng chân phanh quá nhiều và đạp phanh kéo dài khi đi đường đèo dốc cũng làm cho hệ thống phanh bị quá nhiệt (quá nóng) gây ra hiện tượng bị cháy phanh thậm chí làm lộn CUPEN xy lanh phanh khi đạp phanh mạnh, gấp dẫn tới mất phanh. Vậy, nếu gặp trường hợp ô tô tải mất phanh tài xế cần phải nắm lòng những kỹ năng cơ bản dưới đây để tránh gây ra tai nạn khủng khiếp:

Cần giữ bình tĩnh

Khi ô tô tải mất phanh điều đầu tiên cần làm chính là phải giữ được bình tĩnh. Không bình tĩnh thì không thể thực hiện những bước tiếp theo. Chỉ cần người lái giữ sự chủ động thì cơ hội cho người xung quanh đã cao hơn rất nhiều.

Bình tĩnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, tố chất của người lái. Một anh chàng mới lái, chưa va chạm nhiều dĩ nhiên dễ mất bình tĩnh hơn tài già. Nhưng một tài già chủ quan sẽ dễ mất bình tình hơn người luôn chủ động. Vì vậy, hãy tập trung để không rơi vào tình thế nguy hiểm.

Cần nhả chân ga

Khi ô tô tải mất phanh tài xế cần nhả chân ga để giảm tốc độ, đồng thời tập trung hơn cho chân phanh để kịp thời xử lý.

Hãy tiếp tục đạp thử phanh nhiều lần

Hãy tiếp tục đạp phanh và cảm nhận nguyên nhân. Nếu phanh mềm và đạp sát tận sàn, có thể mất dầu do hỏng đường ống. Thử đạp lại nhiều lần để có cơ may hồi phục áp suất. Nhưng nếu chân phanh cứng đanh thì hệ thống phanh đang bị tắc đường dẫn thủy lực, hoặc phanh bị bó cứng. Nhưng đôi khi cũng có thể do vật nào đó chặn ở dưới.

Hãy thử đạp phanh liên tục

Dẫu hết hy vọng thì tài xế luôn phải thử các cơ may. Đạp-nhả phanh thật nhiều biết đâu hồi phục hệ thống. Nếu xe có ABS, hành động này có thể giúp ABS kích hoạt.

Hãy thử trả về số thấp

Số thấp giúp xe chậm lại. Nếu đi số tự động, hãy chuyển sang chế độ bán tự động hoặc chế độ số thấp (ký hiệu bằng các số nhỏ như 1, 2 hoặc chữ cái L).

Mọi chuyện phức tạp hơn khi đi số sàn. Về số quá thấp ở tốc độ cao có thể phá hủy hệ truyền động và lực quán tính làm mất khả năng kiểm soát. Hãy về 1 hoặc 2 cấp mỗi lần. Nếu xe đang ở số 5 thì chỉ có thể về đến số 3. Khi mất phanh trên đèo dốc cần hết sức cẩn trọng khi trả số thấp và nên theo tuần tự.

Đừng tắt động cơ, bởi khi đó hệ thống lái mất dần trợ lực nên rất nặng và khó điều khiển. Ngoài ra ở tốc độ cao, động cơ ngừng đột ngột sẽ làm xe mất kiểm soát do lực quán tính tác động.

Hãy thử dùng phanh tay

Phanh tay, hay còn gọi là phanh khẩn cấp hoặc phanh đỗ, thường dùng để dừng xe dù mất nhiều thời gian hơn do chỉ tác động vào bánh sau. Khi thao tác cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ nhưng đủ lực. Nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện trượng trượt, mất lái. Nhớ giữ núm nhả, mỗi khi thấy xe có hiện tượng mất lái cần nhả phanh tay ngay.

Hãy giữ tầm quan sát

Hoảng loạn không những làm mất cơ hội mà còn gây nguy hiểm cho người khác. Hãy quan sát giao thông, tránh người đi bộ, xe máy và những nơi đông người.

Cần báo hiệu cho xe khác

Khi ô tô tải mất phanh hãy bật đèn cảnh báo, nháy pha hoặc dùng còi gây sự chú ý để người khác biết mối nguy hiểm. Mở cửa sổ để tăng tính cản gió và dễ gọi người trợ giúp.

Hãy dùng vật cản giảm tốc

Hãy cân nhắc kỹ tốc độ trước khi quyết định dùng phương án nào, đặc biệt ở tốc độ cao. Dùng dốc để hãm tốc độ cần chú ý đỉnh dốc và sẵn sàng sử dụng phanh tay. Có thể dùng con lươn giữa đường hoặc dải phân cách. Nếu xuống dốc hãy lái sang hướng ta-luy dương để sẵn sàng đâm khi có thể.

Hãy tìm điểm có thể va chạm

Đừng cố hy vọng xe tự dừng. Hãy chọn điểm an toàn để có thể cho xe đâm vào đó. Ưu tiên những chướng ngại vật mềm như bụi cây, vũng lầy.

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết :)

About Ms Nhật Thanh

Check Also

faq-chu-y-nhung-diem-mu-khi-chay-xe-tai

Cần chú ý những điểm mù nào khi chạy xe tải ?

Điểm mù hai bên thân xe Không nên chạy song song ở hai bên của …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *